Đến năm 2030, tăng trưởng công nghiệp hóa chất đạt bình quân từ 10-11%/năm, tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất so với toàn ngành công nghiệp đạt 4-5%

Đến năm 2030, tăng trưởng công nghiệp hóa chất đạt bình quân từ 10-11%/năm và tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất so với toàn ngành công nghiệp đạt 4-5%.

Đáp ứng nhu cầu trong nước, nhưng vẫn còn điểm “nghẽn”

Báo cáo về tình hình phát triển ngành công nghiệp hóa chất thời gian qua, ông Nguyễn Văn Thanh - Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) - cho biết, tổng sản lượng công nghiệp hoá chất Việt Nam hàng năm chiếm khoảng 10-11% tổng giá trị GDP ngành công nghiệp, lực lượng lao động chiếm gần 10% và có năng suất lao động cao 1,36 lần năng suất lao động trung bình của toàn ngành công nghiệp do có mức độ tự động hoá khá cao. Theo tính toán, sau khi các dự án đang triển khai hoàn thành và hoạt động ổn định, giá trị tổng sản lượng ngành công nghiệp hóa chất chiếm tỷ trọng từ 13-14% toàn ngành công nghiệp.

Công nghiệp hóa chất làm gì để hướng tới mục tiêu ngành công nghiệp nền tảng hiện đại?
Phát triển ngành công nghiệp hóa chất tập trung hình thành các tổ hợp hóa chất có quy mô lớn.

Trong số 10 ngành công nghiệp lớn nhất cả nước theo phân ngành cấp 2, công nghiệp hóa chất được xếp vào nhóm ngành thứ ba, chiếm tỷ trọng 2-5% GDP toàn ngành công nghiệp.

Cụ thể, bước đầu hình thành ngành công nghiệp hóa chất có cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, bao gồm các lĩnh vực sản xuất chủ yếu như phân bón, hóa chất cơ bản, sản phẩm hóa dầu, sản phẩm cao su, hóa chất tiêu dùng…

Báo cáo của Cục Hóa chất cho thấy, các dự án mới, đặc biệt là các dự án hóa dầu, hóa dược, hóa chất cơ bản góp phần khiến cho chủng loại sản phẩm hóa chất trong nước sản xuất đa dạng hơn, tuy nhiên những sản phẩm công nghệ cao trong nước vẫn chưa sản xuất được, nguyên liệu đầu vào còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Như với ngành phân bón, trừ phân bón Kali và SA phải nhập khẩu do trong nước không có lợi thế về nguyên liệu, ngành phân bón Việt Nam đã cung cấp đủ cho các nhu cầu nội địa hầu hết các loại phân bón.

Về hoá chất cơ bản, Việt Nam chủ yếu mới sản xuất được một số sản phẩm hóa chất cơ bản vô cơ thông dụng như H2SO4, HCl, H3PO4, xút…. Đối với hóa chất cơ bản hữu cơ trong nước hầu như chưa sản xuất được.

Đối với hoá dầu, hiện nay Việt Nam mới chỉ sản xuất được nhựa PVC, PP, phụ gia hoá dẻo DOP, xơ sợi tổng hợp từ các nguyên liệu trung gian nhập khẩu. Trong những năm gần đây, ngành hóa dầu được quan tâm đầu tư mạnh mẽ với nhiều dự án lớn như Nghi Sơn, Long Sơn, Hyosung và một số dự án dưới dạng tổ hợp công nghiệp (Tổ hợp công nghiệp hóa dầu Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn, Hyosung); một số khu, cụm công nghiệp tập trung nhiều doanh nghiệp hóa chất như: Đình Vũ, Phú Mỹ - Cái Mép, khu công nghiệp Tằng Loỏng, Lào Cai...

Tuy nhiên cơ cấu sản phẩm của ngành hóa chất còn thiếu hụt, chưa có nhiều sản phẩm có thương hiệu quốc tế, sản phẩm có chất lượng kỹ thuật cao, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nguyên liệu đầu vào còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. “Động lực tăng trưởng của ngành thời gian qua chủ yếu phụ thuộc vào các dự án FDI, khó tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng mong muốn”- báo cáo nêu cụ thể.

Ngoài ra, thiếu quỹ đất để dành cho các khu công nghiệp chuyên biệt trong đó có công nghiệp hóa chất. Các dự án, nhà máy công trình đầu tư manh mún, nhỏ lẻ, nhiều nhà máy nằm lẫn trong khu dân cư, ít các dự án hình thành dạng tổ hợp, theo mô hình kinh tế tuần hoàn. “Nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn về sự cố, môi trường, hậu quả từ một số dự án đã tác động đến tâm lý nhà đầu tư cũng như quan điểm của một số địa phương về thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp hóa chất”- lãnh đạo Cục Hóa chất cho hay.

Hình thành các tổ hợp hóa chất có quy mô lớn

Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 726/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 (Chiến lược).

Chiến lược nêu rõ, phát triển công nghiệp hóa chất Việt Nam theo hướng là một ngành công nghiệp nền tảng quan trọng, hiện đại với cơ cấu ngành tương đối hoàn chỉnh gồm 10 phân ngành, tập trung vào chiến lược phát triển một số phân ngành trọng điểm: hóa chất cơ bản, hóa dầu, cao su kỹ thuật, hóa dược và phân bón.

Đồng thời, duy trì và phát triển các nhà máy sản xuất có công nghệ tiên tiến. Hạn chế tối đa việc hình thành mới và từng bước loại bỏ những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, sử dụng công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp, chất lượng sản phẩm kém, gây ô nhiễm môi trường,..

Khuyến khích đầu tư tư nhân vào lĩnh vực hóa chất, tận dụng tối đa nội lực của đầu tư xã hội. Khuyến khích các dự án FDI đầu tư vào các lĩnh vực, sản phẩm ưu tiên, các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao”- Chiến lược gợi mở.

Quan trọng là hình thành và phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp tập trung, các tổ hợp hóa chất có quy mô lớn để thu hút các dự án sản xuất hóa chất, các dự án sử dụng hóa chất để sản xuất trong các lĩnh vực khác, trung tâm logistics về hóa chất tại các địa điểm có quỹ đất đủ lớn, xa khu vực dân cư, gần cảng nước sâu, thuận tiện kết nối giao thông, khuyến khích các công nghệ tuần hoàn, sản phẩm, chất thải không sử dụng của nhà máy này làm nguyên liệu cho các nhà máy khác. Từng bước di dời, tập trung các nhà máy sản xuất hóa chất vào khu, cụm công nghiệp nhằm quản lý tập trung, không để các cơ sở hóa chất nguy hiểm không bảo đảm khoảng cách an toàn, không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, môi trường và phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư, nơi tập trung đông người.

Liên quan đến việc hình thành các tổ hợp hóa chất có quy mô lớn lãnh đạo Cục Hóa chất cho biết, bước đầu đã có 5 địa phương là Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Vũng Tàu, Ninh Thuận và Bình Thuận rất ủng hộ, đưa vào quy hoạch sử dụng đất để phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Theo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, công nghiệp hóa chất Việt Nam phấn đấu tốc độ tăng trưởng công nghiệp ngành hóa chất đạt bình quân từ 10 - 11%/năm và tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất so với toàn ngành công nghiệp đạt khoảng 4 - 5% vào năm 2030; giai đoạn đến năm 2040, tốc độ tăng trưởng công nghiệp ngành hóa chất đạt bình quân từ 7 - 8%/năm và tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất so với toàn ngành công nghiệp duy trì khoảng 4-5%.

Nhận chào giá theo container các mặt hàng hóa chất công nghiệp. Giá công luôn luôn tốt hơn rất nhiều so với giá bán lẻ tại kho. Đặc biệt, đặt nhập từ nước người kéo thẳng về kho khách hàng thì sẽ càng tốt hơn nữa vì đỡ chi phí vận chuyển và bốc xếp. Chi tiết liên hệ Niệm 0984.541.045 (Zalo/Call) để trao đổi và thương lượng ạ!

Bài liên quan

Advertisement

Xem nhiều trong tuần

Amide là gì? Khái quát về nhóm amide trong hóa chất công nghiệp

Amide là một nhóm chức nằm trong phân nhóm hữu cơ, với cấu trúc chung là một nhóm cacbonil (-C=O) liên kết với một nhóm amino (-NH2 hoặc -NR2) thông qua một liên kết peptit (-C-N-). Nhóm amide là một phần quan trọng của hóa chất công nghiệp , được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm dược phẩm, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, nhựa, sợi tổng hợp và thuốc diệt cỏ.

Ethonas PEG 400 (Polyethylene Glycol 400)

Ethonas PEG 400 là một polyme đa dụng, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp từ dược phẩm đến sản xuất chất tẩy rửa, mang lại hiệu quả cao và thân thiện môi trường. Ethonas PEG 400 (Polyethylene Glycol 400) nhập khẩu Petronas. Tên dung môi Ethonas PEG 400 Tên khác Polyethylene Glycol 400 Quy cách 230kg/Phuy Xuất xứ Malaysia (Petronas) Nhận dạng phuy Phuy sắt xanh Nhận báo giá 0984 541 045 (call - zalo để có giá tốt nhất) Ethonas PEG 400 là gì? Ethonas PEG 400 (Polyethylene Glycol 400) là một hợp chất polyme có trọng lượng phân tử khoảng 400. PEG 400 có tính chất không màu, không mùi và có khả năng hòa tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ. Đây là một sản phẩm hóa chất đa chức năng, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Tính chất của Ethonas PEG 400 Trạng thái: Lỏng nhớt, không màu, không mùi. Độ hòa tan: Dễ dàng hòa tan trong nước và cồn, tan một ...

Phân biệt Toluene và Xylene

Toluen và xylene là hai hợp chất hydrocacbon thuộc nhóm aromat, nhưng chúng có những điểm khác biệt quan trọng về cấu trúc hóa học và tính chất vật lý. Dưới đây là sự phân biệt giữa toluen và xylene:

TCE Trung Quốc (Trichloroethylene)

Trichloroethylene (TCE) là một hợp chất hữu cơ halogen được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp và hóa chất. Trichloroethylene (TCE) Trung Quốc nhập khẩu phuy mới. TCE Trung Quốc được biết đến với chất lượng ổn định và giá cả cạnh tranh, là sự lựa chọn phổ biến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất và xử lý hóa chất trên thế giới. Xem thêm: Hóa chất Trichloroethylene W - TCE Kanto Nhật Tên dung môi Trichloroethylene Tên khác TCE; Trethylene; Triclene; Trimar Quy cách 280kg/Phuy Xuất xứ Trung Quốc Nhận dạng phuy Phuy sắt xanh Nhận báo giá 0984 541 045 (call - zalo để có giá tốt nhất) Hợp chất này chủ yếu tồn tại ở trạng thái lỏng, không màu, có mùi hơi ngọt và dễ dàng bốc hơi khi tiếp xúc với không khí. Tính chất của TCE Công thức hóa học: C₂HCl₃ Khối lượng phân tử: 131.39 g/mol Điểm sôi: 87°C Điểm nóng chảy: -86°C Tỉ trọng: 1.46 g/cm³ ở 20°C Độ hòa tan: TCE không hòa tan trong...

Ethyl Acetate có tác dụng gì trong sản xuất keo dán?

Ethyl Acetate (EAC) Ethyl Acetate (EAC) , hay Etyl Axetat, là một dung môi hữu cơ phổ biến với công thức hóa học C₄H₈O₂. Nó là este của axit acetic và ethanol, và có mùi dễ chịu tương tự như trái cây, thường được mô tả là mùi ngọt nhẹ. Một số đặc điểm quan trọng Công thức hóa học: CH₃COOCH₂CH₃ Khối lượng phân tử: 88.11 g/mol Điểm sôi: Khoảng 77°C Điểm nóng chảy: -83.6°C Tính chất vật lý: Là chất lỏng không màu, bay hơi nhanh, dễ cháy, có mùi dễ chịu. Sản xuất Ethyl Acetate được sản xuất chủ yếu thông qua phản ứng este hóa giữa axit axetic và ethanol, thường sử dụng một chất xúc tác như axit sulfuric (H₂SO₄): CH₃COOH + C₂H₅OH ↔ CH₃COOC₂H₅ + H₂O Ứng dụng của Ethyl Acetate Dung môi trong ngành công nghiệp EAC được sử dụng phổ biến làm dung môi trong sản xuất sơn, keo dán, và mực in nhờ khả năng hòa tan tốt các polymer và nhựa. Trong công nghiệp giày dép, nó được dùng để tạo lớp kết dính nhanh khô và ổn định. Trong ngành thực phẩm và đồ uống Ethyl Acetate được dùng làm chất t...