Dung môi pha sơn được hiểu là một hợp chất dùng để pha loãng sơn trước khi tiến hành sơn công nghiệp, sơn lót hay sơn phủ.
Tìm hiểu về dung môi pha sơn. |
Mục đích của việc pha dung môi là để làm lỏng hay giảm độ nhớt của sơn. Làm cho lớp sơn mỏng đi trên bề mặt, và mau khô hơn. Hoặc dùng để tẩy rửa sơn, cáu cặn chất kết dính ra khỏi bề mặt. Đặc trưng bởi khả năng hòa tan một hoặc nhiều loại hợp chất phân cực hoặc không phân cực.
Xem thêm: Dung môi tẩy sơn hiểu quả nhất
Thinner trong tiếng anh có nghĩa là “mỏng hơn nữa”. Được hiểu là cách gọi phổ biến của dung môi hòa tan có tác dụng là mỏng lớp sơn khi tiến hành sơn.
Tính chất cơ bản của dung môi pha sơn
Tính chất hóa học
Một số dung môi cơ bản khi tiếp xúc với nhau có thể xảy ra hiện tượng phản ứng hóa học gây kết tủa hay làm biến đổi tính chất khiến dung dịch bị vón cục, biến đổi màu sơn,.
Độ tinh khiết
Dung môi dùng trong pha sơn có thành phần lẫn nhiều tạp chất sẽ dẫn đến làm giảm độ bóng vốn có của sơn cũng như làm tăng khả năng bọt khí xuất hiện trong quá trình sơn,. Tạp chất nhiều có thể làm giảm khả năng bám dính của sơn và gây hại đến bề mặt sơn.
Độ tan
Độ tan là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của một dung môi pha sơn. Độ tan được đặc trưng bởi tính phân cực hay không phân cực. Điều này có nghĩa là:
- Chất phân cực sẽ dễ hòa tan trong các dung môi phân cực.
- Chất không phân cực sẽ hòa tan trong các dung môi không phân cực.
Một yếu tố tạm dùng để đánh giá tính phân cực của các hợp chất hữu cơ là khả năng tan trong các dung môi, nếu tan tốt trong nước, acetonitril, acetate ethyl … thì tạm gọi chất này phân cực, nếu tan tốt trong CS2, CCl4, CHCl3 thì tạm gọi là kém phân cực hay không phân cực.
Tỷ trọng
Tỷ trọng ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của dung môi. Hay nói cách khác là thời gian cần để sơn khô. Tỷ trọng quá thấp có thể làm sơn lâu khô hơn, khả năng xuất hiện nhiều bọt khí trên bề mặt.
Phân cực hay không phân cực
Dung môi pha sơn được chia làm 2 loại chính đó là dung môi hữu cơ và vô cơ. Tuy nhiên, dung môi hữu cơ được sử dụng thường xuyên và nhiều nhất là do chúng ít mùi và ít độc hại.
Bài viết dưới đây đề cập đến một số dung môi hữu cơ dùng trong ngành pha sơn – in ấn thường được sử dụng nhất tại Việt Nam đặc trưng bởi khả năng hòa tan tốt, giá thành tương đối. An toàn với con người và môi trường. Đặc biệt: Dễ tìm kiếm và thay thế đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Một số dung môi ngành sơn có nguồn gốc hữu cơ
Dung môi hữu cơ thường xuyên và được sử dụng nhiều nhất thuộc nhóm dung môi hữu cơ cấu tạo thành từ các hydrocacbon. Có nguồn gốc từ dầu mỏ:
Dung môi Acetone
- Acetone chủ yếu được nhập từ Trung Quốc và Đài Loan, Mỹ. Đặc trưng bởi tốc độ bay hơi rất cao và khả năng bắt lửa cực tốt xếp sau xăng.(Nhiệt độ bắt lửa là -20o C). Acetone hòa tan tốt trong nước và các chất thuộc nhóm xenlulozơ như: xenlulozơ axetat, ete,.
- Acetone còn được dùng làm chất tẩy rửa trong nghành công nghiệp mỹ phẩm, sơn móng tay, sản xuất nhựa...
Dung môi Toluen
- Toluene là một thành phần phổ biến trong chất tẩy dầu mỡ. Đó là một chất lỏng không màu, có mùi và vị ngọt. Nó bay hơi nhanh chóng.
- Toluene được tìm thấy tự nhiên trong dầu thô, và được sử dụng trong lọc dầu và sản xuất sơn, sơn mài, chất nổ (TNT) và keo dán.
- Trong nhà, toluene có thể được tìm thấy trong chất pha loãng sơn, chất tẩy rửa cọ sơn, sơn móng tay, keo dán, mực và chất tẩy vết ố. Toluene cũng được tìm thấy trong khói xe và khói thuốc lá.
- Khi toluen bị rơi vãi trên mặt đất hoặc xử lý không đúng cách, nó có thể ngấm vào đất và làm ô nhiễm các giếng và suối gần đó. Toluene có thể không thay đổi trong một thời gian dài trong đất hoặc nước không tiếp xúc với không khí.
Dung môi Xylene
- Xylene được sử dụng làm nguyên liệu thô để sản xuất sợi, thuốc nhuộm và màng.
- Dùng trong phòng thí nghiệm để làm nguội các bình phản ứng.
- Nó đã được sử dụng như một tác nhân hơi cay trong Thế chiến thứ nhất.
- Sản xuất Sơn và Nhựa: Dùng xylene làm dung môi cho sơn bề mặt vì nó có tốc độ bay hơi chậm hơn Toluene và khả năng hòa tan tốt. Nó được dùng trong tráng men, sơn mài, sơn tàu biển, các loại sơn bảo vệ khác và dùng trong sản xuất nhựa alkyd.
- Thuốc trừ sâu: Xylene được sử dụng làm chất mang trong sản xuất thuốc trừ sâu hóa học.
- Mực in: Xylene dùng làm dung môi cho mực in vì nó có độ hòa tan cao.
- Keo dán: Xylene dùng trong sản xuất keo dán như keo dán cao su.
Cồn IPA
- Isopropyl Alcohol hay còn gọi là dung môi IPA, cồn rubbing alcohol là dung môi hòa tan mực chủ yếu được sử dụng trong ngành in ấn, đặc trưng bởi khả năng lên mực cực tốt đối với các bề mặt khó lên mực như nhựa hay sứ.
- Isopropyl chủ yếu được nhập trực tiếp từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,. Có độ tinh khiết cao 99.9%. Độ tinh khiết cao nhất trong các loại dung môi pha sơn. Tuy nhiên có giá thành tương đối cao.
- Ngoài ra, dung môi IPA còn được sử dụng nhiều trong ngành y tế, sản xuất dược, sản xuất nước rửa tay,.. Hay tẩy rửa linh kiện, bảng mạch.
Cồn Methanol
- Là hợp chất có công thức phân tử cơ bản nhất thuộc nhóm ancol. Có nguồn gốc từ dầu mỏ. An toàn khi sử dụng nhưng độc hại đối với con người vì thế không được uống hay sử dụng trong thực phẩm. Là dung môi thay thế acetone tốt trong các trường hợp, trong các ngành in ấn, pha sơn, sản xuất thuốc trừ sâu.
Metyl Ethyl Ketone (MEK)
- MEK chủ yếu được biết đến như một chất đóng rắn dùng trong sản xuất nhựa polyester và nhựa vinyl. Ngoài ra MEK cũng có tác dụng tẩy rửa và làm dung môi pha sơn tương tự acetone tuy nhiên tốc độc bốc hơi chậm hơn đáng kể.