Sơn epoxy như là một lớp giữa hay hoàn thiện được sử dụng trên bề mặt bê tông hay bề mặt vữa xi măng. Quy trình thi công sơn epoxy 2 thành phần.

Sơn epoxy như là một lớp giữa hay hoàn thiện được sử dụng trên bề mặt bê tông hay bề mặt vữa xi măng, được sử dụng trong những môi trường cần chống bám bụi cao, chống hóa chất, chống mài mòn, chống trượt nhiều cấp độ khác nhau như bãi đậu xe của các tầng hầm, nhà máy dược, nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, bệnh viện, phòng chứa hàng, nhà kho, xưởng sản xuất và các khu vực khác.

Quy trình thi công sơn epoxy 2 thành phần

Bước 1: Chuẩn bị mặt sàn trước khi sơn

Mặt sàn tiêu chuẩn yêu cầu được đổ bê tông Mac 300 trở lên, đã sử dụng máy xoa mặt để làm phẳng và đánh bóng. Về chất lượng bề mặt cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về độ bóng như không mấp mô, không lỗ chỗ, không bị tách lớp bê tông. Ngoài ra, phải đảm bảo sàn đã được dải vải địa chống thấm, không có hiện tượng thấm ngược.

Bước 2: Sơn lót

Để đảm bảo lớp sơn lót được bám dính tốt, yêu cầu về bề mặt đòi hỏi phải xử lý vệ sinh và trám vá hết sức kỹ lưỡng. Trong quá trình lăn phải thực hiện lăn đều đặn, tránh trường hợp bỏ xót ảnh hưởng đến chất lượng sau này.

Bước 3: Tiến hành sơn phủ

Trước khi sơn phủ ta kiểm tra kỹ bề mặt lớp lót, phải đảm bảo lớp lót đã hoàn toàn khô ráo. Vì ta sử dụng sơn epoxy 2 thành phần nên cần lưu ý về tỷ lệ pha giữa thành phần A và thành phần B phải chính xác. Nếu xảy ra sơ xuất ở khâu pha sơn rất có thể sản phẩm sẽ bị lỗi, thậm chí không đông kết bề mặt. Dùng máy đánh sơn chuyên dụng, đánh đều 2 thành phần trộn với nhau. Sau khi sơn lớp phủ thứ nhất chờ từ 4 -8 tiếng cho bề mặt khô mới được sơn lớp thứ 2. Nếu cẩn thận tuân theo quy trình này các bạn sẽ có được sản phẩm sơn epoxy như ý muốn.

Nhận chào giá theo container các mặt hàng hóa chất công nghiệp. Giá công luôn luôn tốt hơn rất nhiều so với giá bán lẻ tại kho. Đặc biệt, đặt nhập từ nước người kéo thẳng về kho khách hàng thì sẽ càng tốt hơn nữa vì đỡ chi phí vận chuyển và bốc xếp. Chi tiết liên hệ Niệm 0984.541.045 (Zalo/Call) để trao đổi và thương lượng ạ!

Bài liên quan

Advertisement

Xem nhiều trong tuần

Amide là gì? Khái quát về nhóm amide trong hóa chất công nghiệp

Amide là một nhóm chức nằm trong phân nhóm hữu cơ, với cấu trúc chung là một nhóm cacbonil (-C=O) liên kết với một nhóm amino (-NH2 hoặc -NR2) thông qua một liên kết peptit (-C-N-). Nhóm amide là một phần quan trọng của hóa chất công nghiệp , được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm dược phẩm, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, nhựa, sợi tổng hợp và thuốc diệt cỏ.

Làm sao xác định 1 chất là dung môi phân cực hay không phân cực?

Dung môi là chất lỏng có khả năng hòa tan các hợp chất khác nhau. Dung môi được chia làm 2 loại dung môi phân cực và không phân cực . Vậy làm sao xác định 1 chất là dung môi phân cực hay không phân cực? Hãy cùng dung môi công nghiệp tìm hiểu nhé. {tocify} $title = {Nội dung bài viết} Dung môi phân cực là gì? Dung môi phân cực là các hợp chất có xu hướng có một đầu là cực dương và đầu kia là cực âm. Điều kiện để là dung môi phân cực là: Phân tử do hai hoặc nhiều nguyên tố khác nhau tạo nên. Phân tử phải không đối xứng. (không đối xứng có nghĩa là hình dạng mà hai mặt khác nhau.) Một hợp chất có nhóm OH, như nước và ethanol, là những chất phân cực. Dung môi không phân cực là gì? Dung môi không phân cực là dung môi có các phân tử có điện tích gần giống nhau ở tất cả các phía. Nói cách khác, nó có độ tĩnh điện thấp. Các dung môi này hòa tan tất cả các loại hợp chất không phân cực. Dung môi không phân cực được sử dụng để hòa tan các hydrocacbon khác, chẳng hạn như dầu, mỡ và sá...

Dung môi Dichloromethane - Methylene Chloride (MC)

Dichloromethane - Methylene Chloride (MC) là chất lỏng trong suốt, không màu, bay hơi nhanh và có mùi giống của ether. MC hòa tan tốt nhiều loại nhựa, sáp, chất béo, ethanol, các dung môi có clo khác nhưng hòa tan trong nước rất ít. MC khả năng cháy thấp vì giới hạn cháy hẹp và cần năng lượng cháy cao.