Kết thúc mùa Báo cáo tài chính (BCTC) quý II, nhiều doanh nghiệp hóa chất có kinh doanh thăng hoa; cũng có những doanh nghiệp không mấy khả quan

Kết thúc mùa Báo cáo tài chính (BCTC) quý II, nhiều doanh nghiệp hóa chất có kinh doanh thăng hoa. Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp không mấy khả quan.

Doanh nghiệp hóa chất quý II/2022 tăng mạnh doanh thu
Doanh nghiệp hóa chất quý II/2022 tăng mạnh doanh thu

Nhiều doanh nghiệp báo lãi bùng nổ

Công ty CP Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC) đã có một kỳ kinh doanh thực sự bùng nổ. Kết thúc quý II, DGC báo doanh thu trong kỳ tăng 96% lên hơn 4 ngàn tỷ đồng và lãi ròng gấp 5,6 lần cùng kỳ, đạt 1,8 ngàn tỷ đồng.

DGC lý giải sự tăng trưởng này nhờ sản lượng sản xuất, doanh thu các mặt hàng và giá bán tăng mạnh (doanh thu Phốt pho vàng tăng 185%, các mặt hàng phân bón tăng 62,8%, WPA tăng 22.7%), trong khi giá vốn chỉ tăng hơn 23%. Ngoài ra, các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính (gồm lãi tiền gửi, lãi chênh lệch tỷ giá) cũng gấp gần 3 lần cùng kỳ. Chính nhờ sự bùng nổ này mà lũy kế 6 tháng đầu năm, DGC gần như hoàn thành mục tiêu lãi sau thuế đặt ra cho cả năm 2022.

Kế đến là Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HOSE: DPM) với doanh thu hơn 5 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 71%, biên lợi nhuận gộp tăng từ 32% cùng kỳ lên 38,5%. Cùng với đó là tăng mạnh cả về sản lượng tiêu thụ lẫn giá bán phân bón. Nhờ đó, DPM lãi ròng quý 2 gần 1,3 ngàn tỷ đồng, tăng mạnh 87% so với cùng kỳ.

Giống như DGC, nửa đầu năm kinh doanh đầy đột biến đã giúp DPM hoàn thành tới 98% kế hoạch lợi nhuận cả năm, với lãi ròng lũy kế gần 3,4 ngàn tỷ đồng.

Tiếp đến, Đạm Cà Mau (HOSE: DCM) cũng có một quý làm ăn bùng nổ với lãi ròng 1,04 ngàn tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp DCM đạt lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp này cho biết, giá phân bón trong quý II vẫn neo ở mức cao và riêng giá bán bình quân ure cao hơn 79% so với cùng kỳ đã làm cho doanh thu tăng mạnh lên hơn 4 ngàn tỷ đồng (+73%). Các hạng mục chi phí bật tăng nhưng không đuổi kịp doanh thu, nhờ vậy Công ty đạt được mức lãi ròng tăng vượt bậc.

Nằm trong nhóm doanh nghiệp lãi ngàn tỷ, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HOSE: GVR) báo lợi nhuận ròng quý II gần 1,07 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 26%.

Một số doanh nghiệp khác cũng có kỳ kinh doanh tươi sáng, như LIX lãi tăng 74%, CSV (102%), DDV (186%). Cá biệt có Đạm Hà Bắc (UPCoM: DHB) lãi ròng tăng mạnh lên 478 tỷ đồng, con số rất lớn so với mức lỗ hơn 160 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Đây cũng là quý thứ 4 liên tiếp DHB báo lãi lớn sau thời gian dài thua lỗ. Theo Công ty lý giải, mức lợi nhuận tăng cao chủ yếu nhờ diễn biến thị trường phân bón thuận lợi, qua đó giúp doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ.

Gam màu tối trong bức tranh toàn ngành

Ngược lại, một số doanh nghiệp phải chấp nhận nhìn kết quả kinh doanh đi xuống đáng kể. Như CTCP Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) bất ngờ báo lỗ ròng gần 46 tỷ đồng sau 8 quý liên tiếp có lãi. Cùng kỳ năm trước, LTG lãi hơn 45 tỷ đồng.

Doanh thu trong kỳ của LTG tăng khá mạnh, lên 30% so với cùng kỳ (3,5 ngàn tỷ đồng), đồng thời đạt lợi nhuận gộp tăng trưởng 6% (372 tỷ đồng). Tuy nhiên các khoản chi phí hoạt động và chi phí tài chính leo thang đã khiến Công ty mất trắng thành quả, buộc phải báo lỗ lần đầu tiên kể từ quý I/2020.

An Tiến Industries (HOSE: HII) cũng kết thúc quý II bằng những con số đi xuống, với lãi sau thuế hợp nhất chỉ đạt 21 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ 38%. Lý do đưa ra là vì khoản cổ tức nhận được từ công ty con kỳ này thấp hơn, dẫn đến lợi nhuận sụt giảm.

Ngay cả Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (HNX: LAS) hay Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) cũng ngậm ngùi báo lãi giảm, khi lãi ròng giảm lần lượt 7% và 5% so với cùng kỳ. Cụ thể, LAS lãi ròng quý II chỉ đạt hơn 26 tỷ đồng, trong khi BFC là 55 tỷ đồng.

Nhiều doanh nghiệp cũng chung cảnh nhìn lợi nhuận ròng giảm mạnh sau khi kết thúc quý II. Có thể kể đến như FIT (-86%), SBR (-45%), NET (-32%)…

Nhận chào giá theo container các mặt hàng hóa chất công nghiệp. Giá công luôn luôn tốt hơn rất nhiều so với giá bán lẻ tại kho. Đặc biệt, đặt nhập từ nước người kéo thẳng về kho khách hàng thì sẽ càng tốt hơn nữa vì đỡ chi phí vận chuyển và bốc xếp. Chi tiết liên hệ Niệm 0984.541.045 (Zalo/Call) để trao đổi và thương lượng ạ!

Bài liên quan

Advertisement

Xem nhiều trong tuần

Amide là gì? Khái quát về nhóm amide trong hóa chất công nghiệp

Amide là một nhóm chức nằm trong phân nhóm hữu cơ, với cấu trúc chung là một nhóm cacbonil (-C=O) liên kết với một nhóm amino (-NH2 hoặc -NR2) thông qua một liên kết peptit (-C-N-). Nhóm amide là một phần quan trọng của hóa chất công nghiệp , được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm dược phẩm, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, nhựa, sợi tổng hợp và thuốc diệt cỏ.

Ethonas PEG 400 (Polyethylene Glycol 400)

Ethonas PEG 400 là một polyme đa dụng, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp từ dược phẩm đến sản xuất chất tẩy rửa, mang lại hiệu quả cao và thân thiện môi trường. Ethonas PEG 400 (Polyethylene Glycol 400) nhập khẩu Petronas. Tên dung môi Ethonas PEG 400 Tên khác Polyethylene Glycol 400 Quy cách 230kg/Phuy Xuất xứ Malaysia (Petronas) Nhận dạng phuy Phuy sắt xanh Nhận báo giá 0984 541 045 (call - zalo để có giá tốt nhất) Ethonas PEG 400 là gì? Ethonas PEG 400 (Polyethylene Glycol 400) là một hợp chất polyme có trọng lượng phân tử khoảng 400. PEG 400 có tính chất không màu, không mùi và có khả năng hòa tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ. Đây là một sản phẩm hóa chất đa chức năng, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Tính chất của Ethonas PEG 400 Trạng thái: Lỏng nhớt, không màu, không mùi. Độ hòa tan: Dễ dàng hòa tan trong nước và cồn, tan một ...

Phân biệt Toluene và Xylene

Toluen và xylene là hai hợp chất hydrocacbon thuộc nhóm aromat, nhưng chúng có những điểm khác biệt quan trọng về cấu trúc hóa học và tính chất vật lý. Dưới đây là sự phân biệt giữa toluen và xylene:

TCE Trung Quốc (Trichloroethylene)

Trichloroethylene (TCE) là một hợp chất hữu cơ halogen được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp và hóa chất. Trichloroethylene (TCE) Trung Quốc nhập khẩu phuy mới. TCE Trung Quốc được biết đến với chất lượng ổn định và giá cả cạnh tranh, là sự lựa chọn phổ biến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất và xử lý hóa chất trên thế giới. Xem thêm: Hóa chất Trichloroethylene W - TCE Kanto Nhật Tên dung môi Trichloroethylene Tên khác TCE; Trethylene; Triclene; Trimar Quy cách 280kg/Phuy Xuất xứ Trung Quốc Nhận dạng phuy Phuy sắt xanh Nhận báo giá 0984 541 045 (call - zalo để có giá tốt nhất) Hợp chất này chủ yếu tồn tại ở trạng thái lỏng, không màu, có mùi hơi ngọt và dễ dàng bốc hơi khi tiếp xúc với không khí. Tính chất của TCE Công thức hóa học: C₂HCl₃ Khối lượng phân tử: 131.39 g/mol Điểm sôi: 87°C Điểm nóng chảy: -86°C Tỉ trọng: 1.46 g/cm³ ở 20°C Độ hòa tan: TCE không hòa tan trong...

Ethyl Acetate có tác dụng gì trong sản xuất keo dán?

Ethyl Acetate (EAC) Ethyl Acetate (EAC) , hay Etyl Axetat, là một dung môi hữu cơ phổ biến với công thức hóa học C₄H₈O₂. Nó là este của axit acetic và ethanol, và có mùi dễ chịu tương tự như trái cây, thường được mô tả là mùi ngọt nhẹ. Một số đặc điểm quan trọng Công thức hóa học: CH₃COOCH₂CH₃ Khối lượng phân tử: 88.11 g/mol Điểm sôi: Khoảng 77°C Điểm nóng chảy: -83.6°C Tính chất vật lý: Là chất lỏng không màu, bay hơi nhanh, dễ cháy, có mùi dễ chịu. Sản xuất Ethyl Acetate được sản xuất chủ yếu thông qua phản ứng este hóa giữa axit axetic và ethanol, thường sử dụng một chất xúc tác như axit sulfuric (H₂SO₄): CH₃COOH + C₂H₅OH ↔ CH₃COOC₂H₅ + H₂O Ứng dụng của Ethyl Acetate Dung môi trong ngành công nghiệp EAC được sử dụng phổ biến làm dung môi trong sản xuất sơn, keo dán, và mực in nhờ khả năng hòa tan tốt các polymer và nhựa. Trong công nghiệp giày dép, nó được dùng để tạo lớp kết dính nhanh khô và ổn định. Trong ngành thực phẩm và đồ uống Ethyl Acetate được dùng làm chất t...